ĐẶT CỌC MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN CẦN LƯU Ý GÌ ? – Bài 9


– Viết giấy đặt cọc ( Có sự làm chứng của người môi giới ) => Bạn có thể ký HĐ đặt cọc ngoài phòng công chứng. 

– Kiểm tra nhân thân: 

  • Cá nhân đã có gia đình: Yêu cầu cung cấp giấy đăng ký kết hôn. 
  • 2 vợ chồng cùng nhau ký vô HĐ đặt cọc đó. 
  • Cá nhân còn độc thân: Yêu cầu giấy xác nhận độc thân
  • Tài sản chung ( SỔ HỘ ) thì phải có tất cả chữ ký của đồng sở hữu, khi ký HĐ đặt cọc  => Tránh xảy ra tranh chấp người này ký, người kia không chịu ký. 
  • Kiểm tra căn cước công dân chủ nhà xem đúng không,…

– Ký HĐ đặt cọc cần làm rõ các bước như sau:

  • Thoả thuận về thuế, ai sẽ là người đóng 

=> Thông thường:  lệ phí trước bạ bên mua sẽ chịu ( 0,5% ) – Thuế thu nhập cá nhân bên bán chịu ( 2% ). Tuy nhiên 2 bên có thể thoả thuận.

  • Lệ phí khác, ai sẽ là người trả ?

=> Ví dụ: Phí công chứng, lệ phí đi đăng bộ,.. Thông thường, nếu người môi giới đứng ra làm hồ sơ thì thông thường phí công chứng môi giới sẽ là người lo ( Nên mình cần làm rõ ràng hết ngay từ đầu với các bên luôn ). 

  • Ràng buộc vô trong HĐ rõ ràng trách nhiệm giữa bên bán & bên mua

=> Nếu người bán đã nhận cọc rồi mà không chịu bán nữa thì sẽ chịu phạt như thế nào ?

=> Nếu người mua đã đặt cọc mà huỷ không mua nữa thì sẽ chịu phạt như thế nào ?

  • Phải rõ ràng luôn trong hướng xử lý 

=> Nếu trong quá trình đặt cọc chuẩn bị ra công chứng mà phát hiện ra nhà này có sự cố gì đó như tranh chấp xảy ra, vướng quy hoạch,..thì mình phải thanh lý HĐ này như thế nào ?

  • Hình thức thanh toán

=> Hỏi họ thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản ngân hàng ( Nên chuyển khoản ngân hàng là tốt nhất vì có sao kê ngân hàng chứng mình mình đã chuyển tiền đặt cọc  )

  • Đặt cọc không vượt quá 10% ( Ví dụ: BĐS 1 tỷ, thì đặt cọc không quá 100 triệu )

 

  • Trong HĐ đặt cọc ghi rõ thời gian khi nào ra văn phòng công chứng để ký HĐ mua bán, tránh tình trạng người bán cứ dùng dằn không chịu ra ký mua bán, thế thì mình không kết thúc được giao dịch. 

 

=> Nếu tới ngày đó mà không chịu ra công chứng thì cho phép dời thêm 1 tuần sau, nhưng sau 1 tuần đó mà không chịu ra công chứng thì coi như đã vi phạm HĐ đặt cọc.  ( Lúc đó là làm đúng theo thoả thuận thưởng – phạt ). 

 

THAM KHẢO THÊM :

( Lưu ý: Đây là những kiến thức được tích luỹ từ việc học tập và trong nhiều năm trải nghiệm về đầu tư BĐS thực tế của tôi, bài viết mang tính chất tham khảo, không đưa ra lời khuyên, không bán khoá học. Nên mọi kết quả từ việc đầu tư quý đọc giả hãy tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình ). Xin cảm ơn ! 

 

Huỳnh Ninh

Doanh Nhân & Nhà Đầu Tư Bất Động Sản 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *