– Sau khi bạn đã lựa chọn được cho mình 1 BĐS rồi, các bạn đã nhờ người môi giới tìm giúp cho mình được BĐS ưng ý rồi, phù hợp với nguồn tài chính của mình. Thì đến giai đoạn này các bạn phải hết sức cẩn thận, từng bước từng bước một.
– Việc đầu tiên các bạn cần làm đó là: HÃY KIỂM TRA HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA BĐS ĐÓ ( Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng ).
1. Kiểm tra sổ xem đó là sổ thật hay sổ giả
- Khi đến gặp người bán nhà hãy đề nghị họ cho mình xem bản chính sổ đỏ ( Giấy chứng nhận )
- Đề nghị người bán sao y cho mình 1 bản sổ đỏ ( Sao y chứng thực ) => Mình sẽ dùng bản này lên phòng tài nguyên môi trường để xin đề nghị cung cấp thông tin của BĐS đó.
=> Khi đến gặp chủ nhà thì chắc chắn người ta sẽ không cho mình cầm bản chính sổ đỏ đi đâu, bởi vì đó là tài sản của họ. Nhưng khi các bạn cầm trong khoảng 1 – 5 phút thì cũng cơ bản xác định được sổ này là sổ thật hay sổ giả.
- Thứ 1: Kiểm tra xem sổ đỏ đó có độ dày hay không ?
- Thứ 2: Lấy tay rà trên sổ đỏ xem có độ nhám hay không ?
- Thứ 3: Lấy ta rà trên mặt sổ xem chữ in trên đó có độ gợn, độ hằn sâu hay không ?
- Thứ 4: Nhìn vào con dấu mộc của nhà nước đóng dấu, cái nét của nó có sắc sảo hay không ? hay là nét đó nó bị nhoè.
- Thứ 5: Xem chữ ký trên sổ đỏ là chữ ký sống, chứ không phải là chữ ký dùng mộc đóng lên. => Ký bằng bút bích nên các bạn sẽ thấy nó có độ hằn sâu ở trên giấy, khi rờ tay vào là có thể kiểm chứng được.
=> Đây là 5 cách cơ bản để giúp các bạn có thể kiểm tra được đó là sổ thật hay sổ giả trong vòng 1 – 5 phút cầm lên kiểm tra.
2. Đề nghị chủ nhà họ đưa cho mình xem bản vẽ hiện trạng vị trí lô đất và của cái nhà đó.
- Trên bản vẽ hiện trạng đó nó thể hiện toạ độ của miếng đất, toạ độ của căn nhà đó. Các bạn phải rà xem nó có trùng khớp không, bản vẽ và cái chủ quyền này.
- Có bản vẽ hiện trạng đó thì trên bản vẽ đó nó có thể hiện quy hoạch sử dụng đất, lộ giới, phần không công nhận, kênh rạch, hệ thống hành lang kỹ thuật, điện cao thế,… nó thể hiện rất nhiều trên bản vẽ hiện trạng vị trí đó. Nhưng trên chủ quyền đôi khi nó lại không thể hiện ( Nên để chắc ăn thì các bạn phải yêu cầu chủ nhà cung cấp bản vẽ hiện trạng của cái nhà đó vì khi ra công chứng họ cũng sẽ yêu cầu có bản vẽ hiện trạng đó ).
3. Kiểm tra xem có tờ khai lệ phí trước bạ không ?
- Các bạn không có tờ này thì khi đi ra phòng công chứng họ cũng sẽ yêu cầu bắt buộc là phải có ( Đây là tờ vô cùng quan trọng ).
4. Kiểm tra xem BĐS này, ngôi nhà này hiện nay chủ nhà họ có cầm cố ở ngân hàng hay không ?
- Để xác định điều này rất dễ, các bạn hãy lật mặt sau trang 4 của sổ đỏ ( sổ chủ quyền nhà ), các bạn sẽ thấy dòng cập nhật cuối cùng, nó sẽ ghi rất rõ là tài sản này có đang thế chấp ở ngân hàng nào hay không ?
- Các bạn cũng có thể hỏi chủ nhà trước khi kiểm tra sổ.
- Và nếu như thế chấp như vậy rồi thì đã giải chấp chưa ? Để mình xác định xem BĐS này nó đang trong tình trạng như thế nào ?
5. Kiểm tra mặt trước sổ đỏ, tên chủ sở hữu BĐS đó
- Nếu đứng tên 1 cá nhân, chỉ 1 người thôi ( Hỏi họ có chồng, có vợ chưa ), nếu độc thân thì phải xin họ giấy xác nhận độc thân, còn nếu có vợ chồng thì phải có giấy đăng ký kết hôn. Vì khi ra công chứng họ bắt buộc phải có giấy đó.
- Còn nếu là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, thì phải có giấy xác nhận đây là tài sản riêng.
THAM KHẢO THÊM :
- BỘ 19 CÔNG CỤ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN TOÀN A – Z
- 48 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CHUYÊN NGHIỆP
- 32 CHIẾN THUẬT ĐÀM PHÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐỈNH CAO
- 9 BƯỚC XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP TRIỆU ĐÔ
- LÀM GIÀU BẰNG NHÂN QUẢ
( Lưu ý: Đây là những kiến thức được tích luỹ từ việc học tập và trong nhiều năm trải nghiệm về đầu tư BĐS thực tế của tôi, bài viết mang tính chất tham khảo, không đưa ra lời khuyên, không bán khoá học. Nên mọi kết quả từ việc đầu tư quý đọc giả hãy tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình ). Xin cảm ơn !
Huỳnh Ninh
Doanh Nhân & Nhà Đầu Tư Bất Động Sản