1. RỦI RO VƯỚNG QUY HOẠCH
- Không được chủ quan, phải kiểm tra lại quy hoạch mới nhất tại văn phòng đăng ký đất đai quận huyện.
- Đừng vội tin bảng quy hoạch cũ cách đây nhiều năm do chủ nhà cung cấp
2. RỦI RO TRANH CHẤP – KHIẾU NẠI
- Làm tờ đơn gửi lên văn phòng đăng ký đất đai hoặc phòng tài nguyên môi trường để kiểm tra quy hoạch và kiểm tra tranh chấp của miếng đất, cái nhà đó.
- Hỏi hàng xóm xung quanh.
3. RỦI RO CẦM CỐ – THẾ CHẤP
- Lật trang 4 sổ đỏ xem có đang thế chấp hay không ? Nếu thế chấp rồi thì đã giải chấp chưa ?
- Thông thường thì sổ đỏ sẽ nằm trong ngân hàng nên phải nhìn thấy cuốn sổ thật ở trước mặt mình. ( Bắt buộc phải coi sổ đỏ bản chính ).
- Nên phải bàn bạc với chủ nhà đất, họ phải chuộc sổ ra. ( Cần làm việc 3 bên với ngân hàng nữa ).
Ví dụ: Giờ tôi mua thì tôi sẽ chuyển vào tài khoản này phong toả ( Khi tôi chuyển đủ thì lấy sổ ra ). => Làm việc với ngân hàng để đưa ra thống nhất chung, trước khi ký HĐ đặt cọc.
4. RỦI RO PHÁP LÝ KHÔNG RÕ RÀNG
– Pháp lý có 2 loại: Có sổ và không sổ
- Nhà phố và đất nền thì phải có sổ ( Không sổ thì không mua )
- Nhà hình thành trong tương lai pháp lý caoo nhất là GPXD, có văn bản mở bán mới được phép bán và trước đó phải làm móng.
- Còn thêm rủi ro nữa là họ chậm tiến độ xây dựng hoặc không xây dựng theo như cam kết. => Hãy tìm hiểu lịch sử của chủ đầu tư và uy tín của chủ đầu tư.
5. RỦI RO MUA BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒNG SỞ HỮU
- Khi có HĐ phải có đủ các thành viên và tất cả đều phải đồng ý ký tên lên HĐ đặt cọc đó
- Phải rà kỹ về mặt thừa kế ,…
6. RỦI RO MUA BẤT ĐỘNG SẢN SỔ CHUNG
- Ví dụ: Miếng đất 1000m2, phân thành 10 miếng cho 10 người khác nhau đứng tên ( Có chỗ họ xây nhà không phép và bán luôn chỉ ký giấy tay )
- Vậy khi ông số 1 bán thì 9 ông kia phải ra ký tên
- Nếu 9 ông kia không ký thì ông số 1 sẽ bị ảnh hưởng. Mình sẽ không thể chủ động được với BĐS của mình.
7. RỦI RO BẤT ĐỘNG SẢN BÁN CHO NHIỀU NGƯỜI
– Ví dụ:
- Ông A bán cho ông B => dưới hình thức là GIẤY TAY
- Ông A bán cho ông C => dưới hình thức là ĐẶT CỌC
- Ông A bán cho ông D => dưới hình thức là UỶ QUYỀN
=> Làm gì để tránh được rủi ro này ?
- Cần 1 người môi giới để họ rà những rủi ro cho mình
- Biết rõ BĐS nơi đó
- Biết rõ người bán BĐS của mình là như thế nào ?
=> RA ĐẶT CỌC CÔNG CHỨNG
8. RỦI RO MÂU THUẪN MUA BÁN
- Cố ý phá vỡ hợp đồng
- Khi đặt cọc công chứng, nếu người mua đổi ý không mua thì phải ký 1 tờ văn bản thanh lý hợp đồng và chịu mất tiền cọc. Nếu người mua không chịu ký vào biên bản thanh lý thì người bán sẽ không thể bán BĐS đó cho người khác.
=> Nên khi ký hợp đồng đặt cọc cần phải làm rõ điều này với bên văn phòng công chứng.
9. RỦI RO MUA NHÀ HÌNH THÀNH TƯƠNG LAI
- Chủ đầu tư họ làm sai giấy phép xây dựng nên sổ đỏ không được cấp
- Rủi ro về chất lượng công trình, xuống cấp trầm trọng sau 1 tháng
- Thay đổi thiết kế so với lúc chào bán
10. RỦI RO MUA VI BẰNG
- Nghĩa là phòng công chứng chứng nhận hành vi giao dịch giữa 2 người
- HĐ công chứng mới là cơ sở để đi đăng bộ ra sổ
=> Vi bằng không có giá trị pháp lý để cấp sổ.
11. RỦI RO MUA NHÀ ĐỂ SỬA BÁN
- Hiện trạng thực tế phải khớp với sổ đỏ
- Nếu không khớp sẽ không được cập nhật sổ ảnh hưởng đến việc bán lại sau này
=> TRÁNH BỊ ĐẬP BỎ CÁC TẦNG DƯ.
12. RỦI RO TRÙNG RANH
- Hãy thuê đơn vị địa chính đo cắm mốc xác định ranh đất, đóng cọc hoặc xây bờ ranh giữ đất
- Nếu khi đo thấy đất bị người khác lấn ranh, phải yêu cầu người bán làm thủ tục điều chỉnh ranh này sau cho hợp lý chứ không thì mai mốt không xây dựng được.
THAM KHẢO THÊM :
- BỘ 19 CÔNG CỤ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN TOÀN A – Z
- 48 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CHUYÊN NGHIỆP
- 32 CHIẾN THUẬT ĐÀM PHÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐỈNH CAO
- 9 BƯỚC XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP TRIỆU ĐÔ
- LÀM GIÀU BẰNG NHÂN QUẢ
( Lưu ý: Đây là những kiến thức được tích luỹ từ việc học tập và trong nhiều năm trải nghiệm về đầu tư BĐS thực tế của tôi, bài viết mang tính chất tham khảo, không đưa ra lời khuyên, không bán khoá học. Nên mọi kết quả từ việc đầu tư quý đọc giả hãy tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình ). Xin cảm ơn !
Huỳnh Ninh
Doanh Nhân & Nhà Đầu Tư Bất Động Sản